Thông tin | Nội dung |
---|---|
Cơ quan thực hiện |
Chi cục Thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - tỉnh An Giang |
Địa chỉ cơ quan giải quyết | Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh (địa chỉ: số 05 Lê Triệu Kiết, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). |
Lĩnh vực | Thủy sản |
Cách thức thực hiện |
|
Số lượng hồ sơ | 01 bộ |
Thời hạn giải quyết |
Trực tiếp Trực tuyến Dịch vụ bưu chính |
Ðối tượng thực hiện | Tổ chức hoặc cá nhân |
Kết quả thực hiện |
|
Lệ phí |
|
Phí |
Trực tiếp - 10 Ngày làm việc Trực tiếp - 03 Ngày làm việc Trực tuyến - 10 Ngày làm việc Trực tuyến - 03 Ngày làm việc Dịch vụ bưu chính - 10 Ngày làm việc Dịch vụ bưu chính - 03 Ngày làm việc |
Căn cứ pháp lý |
|
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh An Giang bằng một trong các hình thức: (1) nộp hồ sơ trực tiếp; (2) nộp hồ sơ qua Bưu chính công ích; (3) nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công tỉnh hoặc Cổng Dịch vụ công Quốc gia. - Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung; - Bước 3: Thẩm định hồ sơ Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 13.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Nội dung kiểm tra điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau: - Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; - Kiểm tra thực tế về điều kiện cơ sở tại địa điểm sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; - Kiểm tra về việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản. Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản là 12 tháng. Trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng. - Bước 4: Trả kết quả Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tuyến (bản ký số) trên cổng dịch vụ công đồng thời nhận bản giấy trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh An Giang hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích.
Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
---|---|---|
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP; | Mẫu số 06.docx | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
b) Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất theo Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP; | Mẫu số 07.docx | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
---|---|---|
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP | Bản chính: 1 Bản sao: 0 | |
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận; | Bản chính: 0 Bản sao: 1 | |
c) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất. | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
File mẫu:
Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây: - Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hoá chất độc hại; - Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; - Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm (Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp; Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật); - Có điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất (Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất); - Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học (Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học cho từng loại sản phẩm gồm các nội dung: nước phục vụ sản xuất; nguyên liệu, bao bì, thành phẩm; quá trình sản xuất; tái chế; lưu mẫu; kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị; kiểm soát động vật gây hại; vệ sinh nhà xưởng, thu gom và xử lý chất thải); - Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thuỷ sản, sinh học, hoá học hoặc công nghệ thực phẩm.