Thông tin | Nội dung |
---|---|
Cơ quan thực hiện |
Phòng Lao động- Thương Binh và Xã hội |
Địa chỉ cơ quan giải quyết | Ủy ban nhân dân cấp xã |
Lĩnh vực | Phòng, chống tệ nạn xã hội |
Cách thức thực hiện |
|
Số lượng hồ sơ | 01 bộ |
Thời hạn giải quyết |
Trực tiếp Dịch vụ bưu chính |
Ðối tượng thực hiện | Tổ chức hoặc cá nhân |
Kết quả thực hiện |
|
Lệ phí |
|
Phí |
|
Căn cứ pháp lý |
|
Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là nạn nhân, nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân
Bước 1: Cá nhân gửi hồ sơ đến bộ phận TN&TKQ cấp xã (nơi cư trú).
Bước 2: Kiểm tra, tiếp nhận và chuyển chuyên môn xử lý (công chức VHXH phụ trách LĐTBXH cấp xã). Kiểm tra hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, cần giải trình và thông báo cho công dân biết để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. - Trường hợp đạt yêu cầu, trình Lãnh đạo UBND cấp xã xác nhận vào Đơn đề nghị hỗ trợ.
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ nộp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định chi hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân.
Bước 4: Kiểm tra, tiếp nhận và chuyển Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
Bước 5: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và soạn thảo văn bản trình Lãnh đạo Phòng LĐTBXH ký duyệt (nếu đủ điều kiện). Bước 6: Trình UBND cấp huyện xem xét, quyết định; Chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bước 7: Trả kết quả và lưu trữ hồ sơ.
Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
---|---|---|
- Một trong các loại giấy xác nhận sau + Giấy xác nhận nạn nhân của cơ quan công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại Khoản 4 Điều 24 của Luật Phòng, chống mua bán người (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); + Giấy xác nhận nạn nhân của cơ quan giải cứu theo quy định tại Điều 25 của Luật Phòng, chống mua bán người (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); + Giấy xác nhận nạn nhân của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); + Giấy tờ, tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh người đó là nạn nhân(bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). | Bản chính: 1 Bản sao: 0 | |
- Đơn đề nghị hỗ trợ của nạn nhân hoặc của gia đình nạn nhân theo Mẫu số 27 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH. | Mau so 27.docx | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
File mẫu:
Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là nạn nhân, nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân làm đơn gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.