Thông tin |
Nội dung |
Cơ quan thực hiện |
Ủy ban Nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. |
Địa chỉ cơ quan giải quyết |
|
Lĩnh vực |
Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp |
Cách thức thực hiện |
-
Trực tiếp
-
Dịch vụ bưu chính
|
Số lượng hồ sơ |
01 bộ |
Thời hạn giải quyết |
|
Ðối tượng thực hiện |
Tổ chức |
Kết quả thực hiện |
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (hoặc không phê duyệt) Đề án thành lập. - Trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định thành lập công ty.
|
Phí |
Không |
Lệ phí |
Không |
Căn cứ pháp lý |
|
-
- UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị thành lập công ty TNHH một thành viên theo quy định và chủ trì lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ quản lý ngành.
-
- Khi nhận được hồ sơ đề nghị thành lập công ty TNHH một thành viên, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình đến UBND cấp tỉnh.
-
- Khi nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, UBND cấp tỉnh lập báo cáo thẩm định, giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan, hoàn thiện hồ sơ đề nghị thành lập công ty TNHH một thành viên trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
-
- Trường hợp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định thành lập công ty TNHH một thành viên.
Tên giấy tờ |
Mẫu đơn, tờ khai |
Số lượng |
- Tờ trình đề nghị thành lập công ty TNHH một thành viên. |
|
Bản chính: 5
Bản sao: 0 |
- Đề án thành lập công ty TNHH một thành viên, phải có các nội dung chủ yếu quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 172/2013/NĐ-CP, cụ thể: a) Căn cứ pháp lý, sự cần thiết thành lập công ty; b) Tên gọi, mô hình tổ chức quản lý công ty và thời hạn hoạt động; c) Địa điểm trụ sở chính của công ty, địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và diện tích đất sử dụng; chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty; d) Nhiệm vụ do Nhà nước giao; ngành, nghề kinh doanh; danh mục sản phẩm, dịch vụ do công ty cung ứng; đ) Đánh giá tác động kinh tế - xã hội và sự phù hợp của việc thành lập công ty với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế; e) Tình hình thị trường, nhu cầu và triển vọng thị trường về từng loại sản phẩm, dịch vụ do công ty cung ứng; công nghệ dự kiến áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh; kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm sau khi thành lập; g) Dự kiến tổng vốn đầu tư; mức vốn điều lệ; nguồn và hình thức huy động số vốn còn lại ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước; phương án hoàn trả vốn huy động; nhu cầu và biện pháp tạo vốn lưu động đối với công ty; h) Khả năng cung ứng nguồn lao động, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, công nghệ và các điều kiện cần thiết khác để công ty hoạt động sau khi thành lập. |
|
Bản chính: 5
Bản sao: 0 |
- Dự thảo Điều lệ của công ty TNHH một thành viên, gồm các nội dung chủ yếu quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 172/2013/NĐ-CP, cụ thể: a) Tên, địa chỉ, trụ sở chính của công ty; hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân của công ty; chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có); b) Mục tiêu hoạt động; nhiệm vụ do Nhà nước giao và ngành, nghề kinh doanh; c) Vốn điều lệ, cách thức điều chỉnh vốn điều lệ; d) Người đại diện theo pháp luật của công ty; đ) Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; e) Quyền, nghĩa vụ của công ty; g) Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty; h) Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác của công ty; i) Cơ chế hoạt động tài chính, nguyên tắc sử dụng lợi nhuận và xử lý lỗ trong kinh doanh của công ty; căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên; k) Các trường hợp tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu và thủ tục thanh lý tài sản của công ty; l) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; m) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; n) Các quy định khác do cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty quyết định nhưng không được trái với quy định của pháp luật. |
|
Bản chính: 5
Bản sao: 0 |
File mẫu:
- Thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn được xem xét thành lập công ty TNHH một thành viên, gồm: + Ngành, lĩnh vực, địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ; + Truyền tải hệ thống điện quốc gia; nhà máy thủy điện đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; + Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; các cảng hàng không; cảng biển tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế; + Quản lý điều hành bay; điều hành vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; + Bảo đảm hàng hải; + Cung ứng dịch vụ bưu chính công ích; + Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm); + In, đúc tiền; + Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển; + Hậu cần biển đảo; + Quản lý, duy tu công trình đê điều, phân lũ và phòng chống thiên tai; + Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; + Những ngành, lĩnh vực, địa bàn phục vụ cho việc ổn định và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ hoặc các ngành, lĩnh vực, địa bàn khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. - Đảm bảo đủ vốn điều lệ theo quy định: + Công ty TNHH một thành viên khi thành lập phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng. + Trường hợp kinh doanh những ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định thì ngoài điều kiện nêu trên, vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên khi thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh đó. + Đối với công ty TNHH một thành viên hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn đặc thù hoặc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thì vốn điều lệ có thể thấp hơn mức quy định nếu có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. - Có Hồ sơ hợp lệ theo quy định và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. - Việc thành lập công ty TNHH một thành viên phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế.