Xin chào, mời bạn nhập câu hỏi tại đây !

Toàn trình  Giải quyết hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp bị tai nạn lao động lần đầu

Ký hiệu thủ tục: 1.001632.000.00.00.H01
Lượt xem: 419
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

BHXH tỉnh/huyện theo phân cấp giải quyết

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội
Cách thức thực hiện

1. Đơn vị SDLĐ, NLĐ lựa chọn nộp hồ sơ và nhận kết quả bằng một trong các hình thức sau:

- Qua giao dịch điện tử (kèm hồ sơ giấy hoặc không kèm hồ sơ giấy);

- Qua dịch vụ bưu chính công ích;

- Trực tiếp tại cơ quan BHXH.

2. NLĐ nhận trợ cấp bằng một trong các hình thức sau:

- Thông qua tài khoản ngân hàng của NLĐ;

- Trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với nhận trợ cấp một lần) hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết

Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện
Phí

Không

Lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý

- Luật BHXH số 58/2014/QH13;

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;

- Nghị định số 37/2016/NĐ-CP;

- Nghị định số 166/2016/NĐ-CP;

- Nghị định số 143/2018/NĐ-CP;

- Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH;

- Thông tư số 15/2016/TT-BYT;

- Thông tư số 56/2017/TT-BYT;

- Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH

- Quyết định số 838/QĐ-BHXH;

- Quyết định số 595/QĐ-BHXH;

- Quyết định số 166/QĐ-BHXH.

1. Bước 1:

- NLĐ nộp hồ sơ theo quy định cho đơn vị SDLĐ.

- NLĐ đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển sang đơn vị SDLĐ khác bị mắc BNN trong thời gian đảm bảo lập và nộp hồ sơ theo quy định cho BHXH tỉnh/huyện nơi đang chi trả lương hưu hoặc BHXH nơi cư trú (trong trường hợp đã thôi việc) hoặc BHXH nơi đang đóng BHXH khi chuyển sang đơn vị SDLĐ khác.

2. Bước 2: Đơn vị SDLĐ nhận hồ sơ từ NLĐ, hoàn thiện hồ sơ theo quy định, lập Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ hoặc BNN (Mẫu số 05A-HSB) nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị SDLĐ đóng BHXH trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; đối với NLĐ đã nghỉ hưu thì gửi hồ sơ cho BHXH tỉnh nơi chi trả lương hưu.

- Trường hợp thực hiện giao dịch điện tử: Đơn vị SDLĐ lập hồ sơ bằng Phần mềm kê khai của BHXH Việt Nam hoặc của Tổ chức I-VAN; Ký số và gửi đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN, trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

- Thực hiện giao dịch điện tử đối với người bị mắc BNN trong thời hạn đảm bảo đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển sang đơn vị khác: NLĐ đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN, trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.

3. Bước 3: Cơ quan BHXH nơi tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận hồ ơ của NLĐ, đơn vị SDLĐ để xét duyệt trợ cấp và thực hiện hi trả trợ cấp cho NLĐ.

1. Bản chính Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN (Mẫu 05A-HSB) của đơn vị SDLĐ.

2. Bản chính Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ hoặc BNN (trường hợp điều trị nội trú);

3. Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK hoặc bản sao Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%), nếu GĐYK mà tỷ lệ suy giảm KNLĐ cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ BNN trong trường hợp này phải có Biên bản GĐYK.

4. Trường hợp bị BNN mà không điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy khám BNN.

5. Bản chính Chỉ định của cơ sở KCB, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về trang cấp PTTGSH (nếu có);

6. Bản chính Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK (trường hợp thanh toán phí GĐYK).

File mẫu:

1. Trường hợp bị TNLĐ:

NLĐ tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN được hưởng chế độ TNLĐ khi bị suy giảm KNLĐ từ 5% trở lên do tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1.1. Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ Luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

1.2. Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của đơn vị SDLĐ hoặc người được đơn vị SDLĐ ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

1.3. Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

1.4. NLĐ không được hưởng chế độ TNLĐ, BNN nếu thuộc một trong các nguyên nhân sau:

1.4.1. Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

1.4.2. Do NLĐ cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

1.4.3. Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

2. Trường hợp bị BNN: NLĐ tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN được hưởng chế độ BNN khi có đủ các điều kiện sau đây:

2.1. Bị BNN thuộc Danh mục BNN quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT;

2.2. Suy giảm KNLĐ từ 5% trở lên.

3. NLĐ bị TNLĐ mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp PTTGSH theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật.

EMC Đã kết nối EMC