Một phần (Trực tuyến)  Thủ tục chứng thực văn bản từ chối nhận di sản

Ký hiệu thủ tục: 2.001016.000.00.00.H01
Lượt xem: 233
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp xã

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Chứng thực
Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời hạn giải quyết: Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

  • Trực tiếp
Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết


  • Trực tiếp




  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời hạn giải quyết: Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.




Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện


  • Văn bản từ chối nhận di sản được chứng thực


Lệ phí


50.000 đồng /văn bản


Phí


.


Căn cứ pháp lý



  • Nghị định 23/2015/NĐ-CP Số: 23/2015/NĐ-CP





  • Thông tư 20/2015/TT-BTP Số: 20/2015/TT-BTP





  • Thông tư 226/2016/TT-BTC Số: 226/2016/TT-BTC





  • Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2020 của Bộ Tư pháp quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch




  • + Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực.

  • + Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người từ chối nhận di sản tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực

  • + Người từ chối nhận di sản ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

  • + Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch.

  • + Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với văn bản từ chối có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của văn bản từ chối nhận di sản. Trường hợp văn bản từ chối nhận di sản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

  • + Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản từ chối nhận di sản, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang văn bản từ chối nhận di sản với tư cách là người phiên dịch.

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);   Bản chính: 0 Bản sao: 1
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).   Bản chính: 0 Bản sao: 1
+ Dự thảo văn bản từ chối nhận di sản;   Bản chính: 1 Bản sao: 0

File mẫu:

không